Nhiều phụ nữ bị đau bụng kinh trước và sau giai đoạn kinh nguyệt. Một số người cơn đau này chỉ khiến họ khó chịu một chút, nhưng những người khác lại bị cơn đau này ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Có nhiều thông tin cho rằng sử dụng diclofenac đau bụng kinh sẽ giảm. Điều này có phải là sự thật không?
Triệu chứng của đau bụng kinh
Đau bụng kinh là cơn đau liên hồi không dứt kèm theo triệu chứng co thắt bụng dưới xuất hiện ở nữ giới trước và trong giai đoạn kinh nguyệt. Cơn đau này chỉ làm một số người cảm thấy hơi khó chịu nhưng lại ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hằng ngày của một số người khác. Ngoài ra, những bệnh lý như u xơ tử cung hay lạc nội mạc tử cung cũng có thể gây đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt.
Một số triệu chứng tiêu biểu của đau bụng kinh là:
- Đau âm ỉ và co thắt phần bụng dưới;
- Cơn đau bắt đầu từ khoảng 1 – 3 ngày trước thời kỳ kinh nguyệt, đạt đỉnh điểm vào ngày đầu tiên của chu kỳ và giảm dần vào những ngày tiếp theo;
- Cảm thấy tức bụng;
- Đau bụng, lan rộng ra phần lưng và đùi.
Ngoài ra, triệu chứng đau bụng kinh có thể nghiêm trọng hơn:
- Buồn nôn, khó chịu phần dạ dày;
- Nhức đầu, chóng mặt;
- Phân lỏng.
Dùng diclofenac đau bụng kinh có giảm không?
Cách chữa trị đau bụng kinh hiệu quả nhất chính là điều trị nguyên nhân gây ra nó. Tuy nhiên, có một số người đau dữ dội khi “đến tháng”, khi đang đau thì không tiện đi khám, còn khi có thời gian đi khám cơn đau lại chấm dứt. Họ thường lựa chọn phương pháp tự mua các loại thuốc giảm đau để tự điều trị mỗi khi gần đến ngày hành kinh.
Dùng thuốc nào để giảm đau bụng kinh?
Có một số loại thuốc giảm đau có thể sử dụng khi nữ giới bị đau bụng kinh, trong đó có diclofenac. Cataflam là muối natri của diclofenac, là một loại thuốc giảm đau không chứa steroid. Sử dụng diclofenac đau bụng kinh sẽ thuyên giảm do tác dụng của thuốc. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng loại thuốc này để tự chữa trị đau bụng kinh. Nếu dùng viên uống liều cao và trong thời gian dài, thuốc có thể gây nên một số tác dụng phụ không mong đợi như: loét bao tử, men gan cao, suy thận.
Ngoài ra, một số tác dụng phụ của diclofenac có thể kể đến đó là gây buồn nôn, tiêu chảy, đau vùng thượng vị. Ngoài ra, nữ giới cũng cần chú ý tránh sử dụng thuốc với những loại thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid khác như aspirin hay thuốc chống đông máu. Loại thuốc này chống chỉ định với những phụ nữ bị viêm loét dạ dày, tá tràng, người bị hen, bị suy thận hoặc những người mẫn cảm với thành phần của thuốc.
Tóm lại, sử dụng diclofenac đau bụng kinh sẽ giảm nhưng đây chỉ là biện pháp tạm thời, muốn điều trị những cơn đau bụng kinh dữ dội thì cần phải biết nguyên nhân gây ra nó là gì và có biện pháp điều trị phù hợp.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.