Hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ em bị bại não

Chăm sóc trẻ em bị bại não là cả một quá trình đòi hỏi người thân phải có sự kiên trì và đồng cảm với bé để giúp bé có thể có những phản xạ từ đơn giản đến phức tạp.

Việc chăm sóc trẻ em bị bại não bao gồm cả việc hỗ trợ các hoạt động hàng ngày của trẻ và cả việc trò chuyện, lắng nghe trẻ.

Cách chăm sóc trẻ em bị bại não

Cách bế ẵm trẻ

Nếu trẻ thường nằm với tư thế 2 tay co, 2 chân duỗi thì bế sao cho 2 tay duỗi thẳng, 2 gối và háng gập

Nếu trẻ có khả năng kiểm soát tốt hơn thì có thể bế ở tư thế ít cần trợ giúp.

Nằm và ngủ

Nếu trẻ nằm hai chân duỗi chéo nhau thì có thể dùng khố đóng để tách ra hoặc cố định 2 chân.

Nếu trẻ thường ưỡn người ra sau, nên đặt nằm nghiêng, nằm võng hoặc trên thùng phi.

Lẫy và xoay người

Nếu trẻ bị co cứng, phải làm giảm cứng bằng cách đẩy chân trẻ ra sau và ra trước; sau đó, giúp trẻ tập xoay người và lẫy. Lưu ý: Tìm trò chơi sao cho trẻ muốn xoay người và tự xoay người.

Nếu trẻ không ngẩng đầu hoặc nhấc tay ra được: Đặt trẻ ở tư thế chống 2 tay.

Ngồi – tư thế đúng khi chăm sóc trẻ em bị bại não

Nếu 2 chân trẻ bắt chéo vào nhau và xoay vào trong, khớp vai xệ xuống, 2 tay xoay vào trong: Đặt trẻ ngồi tách 2 chân ra, nâng 2 vai lên, xoay chân tay ra ngoài.

Nếu trẻ khó khăn khi ngồi: Giữ 2 chân cho trẻ.

Nếu trẻ khó khăn khi ngồi: Giữ 2 chân cho trẻ

Trẻ có khả năng thăng bằng kém, hai chân thường bắt ngược ra sau (hình chữ W) để khỏi ngã: Không nên khuyến khích trẻ ngồi kiểu hình chữ W do có thể gây biến dạng khớp háng, gối.

Nếu trẻ luôn dạng hai chân, mông ưỡn ra sau, khớp vai đưa ra sau, đầu tiên cần đặt trẻ ngồi sao cho thân ở tư thế gập về phía trước, 2 chân chụm vào nhau rồi đưa 2 vai ra trước và xoay vào trong. Sau đó, cùng chơi với trẻ trên bàn; ngồi đối diện với trẻ để trẻ phải với tay ra phía trước lấy đồ chơi. Chú ý đảm bảo để hai bàn chân đặt trên mặt phẳng. Bệnh bại não có di truyền không?

Ngoài ra, cần tập cho trẻ đứng thăng bằng, di chuyển. Cố gắng tìm mọi cách để trẻ có thể sử dụng hai tay khi vui chơi, hoạt động ở các tư thế; khuyến khích việc sờ, cảm nhận và giữ các đồ vật có hình dạng, kích thước, độ nhẵn, độ cứng khác nhau.

Dụng cụ trợ giúp

Kích thích sớm thông qua chơi đùa giúp trẻ phát triển trí tuệ: kích thích về vận động, thăng bằng, kích thích các giác quan, cho trẻ chơi các đồ chơi có màu sắc, âm thanh…

Hướng dẫn gia đình trẻ bại não biết cách sử dụng và làm một số dụng cụ trợ giúp đơn giản tại nhà cho trẻ như: gối vải, ghế ngồi, ván đứng sấp, khung đi, thanh song song, nạng, gậy, đai nâng cổ, nón bảo vệ đầu…

Tự chế các vật dụng nhỏ thích nghi trợ giúp trẻ dễ dàng hơn trong các sinh hoạt như: muỗng, đũa, bàn chải đánh răng, ly uống nước…

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ em bị bại não

Trẻ bại não thường có các tư thế bất thường sau:

  • Khớp cổ tay, khớp khuỷu luôn gập có thể dẫn đến co rút gập (cơ bị ngắn lại) và trẻ không có khả năng duỗi thẳng cánh tay và bàn tay.
  • Bàn chân luôn ở tư thế bàn chân thuổng có thể dẫn đến co rút gây hạn chế tầm vận động, điều này làm cho trẻ gặp khó khăn hơn trong việc tắm rửa, giặt giũ và đi vệ sinh.
  • Tư thế xoắn vặn có thể dẫn đến cong vẹo cột sống và lệch khung chậu.
  • Nếu đầu luôn nghiêng gập về một bên cổ có thể trở nên vẹo vĩnh viễn.
Bàn chân luôn ở tư thế bàn chân thuổng có thể dẫn đến co rút gây hạn chế tầm vận động

Bại não kiêng ăn gì? Nếu một trẻ bại não có khả năng bị co rút hoặc bắt đầu bị co rút, hãy cố gắng đặt trẻ ở tư thế khớp bị tổn thương được kéo dãn. Tìm các cách để thực hiện điều đó qua các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày: nằm, ngồi, bế ẵm, vui chơi, học hành, tắm rửa, vận động… Bất cứ khi nào có thể, phải để trẻ ở tư thế nào có tác dụng phòng ngừa những biến dạng trên.

Các bậc phụ huynh nên chú ý quan sát từng giai đoạn phát triển của con mình để phát hiện những điều bất thường nếu có ở trẻ. Khi mới sinh ra không khóc ngay, có biểu hiện bị ngạt tím, ngạt trắng. Trong quá trình nuôi dưỡng sẽ thấy trẻ phát triển chậm hơn so với trẻ cùng độ tuổi, có biểu hiện như trốn lẫy, không giữ được cổ khi đặt nằm sấp.

Có những tư thế và hành vi bất thường như duỗi cứng khép hai chân, ưỡn thân; cơ thể mềm nhão, hoặc cứng đờ, khó bế ẵm. Đồng thời, các trẻ mắc bệnh này phản xạ nghe, nhìn cũng kém hơn các trẻ khác.

Khi thấy con em mình có những biểu hiện như vậy cần đưa ngay trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được phát hiện và điều trị kịp thời. Cùng với đó, gia đình cần phải kiên trì để chăm sóc trẻ em bị bại não, giúp bệnh tình nhanh thuyên giảm.

Tăng cường giao tiếp, tương tác với trẻ bại não

Trẻ bại não cũng có nhu cầu giao tiếp, tương tác như các trẻ bình thường, nhu cầu vui chơi, giải trí. Giao tiếp bằng lời nói là một vấn đề khó khăn khi chăm sóc trẻ em bị bại não. Vì vậy, người chăm sóc sẽ hướng tới lựa chọn các phương pháp giao tiếp khác sao cho phù hợp như bằng cử chỉ, điệu bộ, dấu ra hiệu, hình ảnh…

Cha mẹ cần tăng cường giao tiếp, tương tác với trẻ bại não

Các nhà trị liệu ngôn ngữ có thể giúp cải thiện tình trạng ngôn ngữ, giao tiếp của trẻ thông qua công việc tập vận động các cơ miệng như mút tay, ăn uống, thổi nến, hút nước, v.v … Việc này sẽ tạo thuận lợi cho các cơ miệng hoạt động tốt hơn, giúp cải thiện việc giao tiếp, cả thông qua biểu cảm khuôn mặt và lời nói, làm cho lời nói trở nên rõ hơn. Nếu thiếu kiểm soát cơ làm cho lời nói quá khó khăn, các nhà trị liệu có thể giúp dạy sử dụng một thiết bị giao tiếp tăng cường hoặc ngôn ngữ ký hiệu.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *