Ngứa da vào ban đêm: Nguyên nhân và cách điều trị

Ngứa da vào ban đêm ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ cũng như sức khỏe của con người. Vậy nguyên nhân của ngứa da vào ban đêm và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả là gì?

Ngứa da có thể có nhiều nguyên nhân do môi trường hoặc do bệnh lý trong cơ thể. Vì vậy, tìm hiểu được các nguyên nhân gây bệnh là việc làm cần thiết để có hướng điều trị bệnh một cách tốt nhất.

Ngứa da vào ban đêm do nhiều nguyên nhân

Thay đổi hormone

Hormone trong cơ thể có một sự thay đổi nhất định tùy thuộc vào thời điểm trong ngày. Vào ban đêm, cơ thể sẽ giải phóng Cytokine gây phản ứng viêm trong cơ thể, ngoài ra hormone corticosteroid giúp giảm viêm cũng giảm vào buổi tối. Do đó sự mất cân bằng các hormone này gây ra tình trạng ngứa cho cơ thể.

Khi phụ nữ trong thời kỳ mang thai và trong thời kỳ mãn kinh thì nội tiết tố thay đổi sẽ gây ra tình trạng da khô, từ đó sẽ thấy ngứa da hơn bình thường.

Căng thẳng thần kinh

Khi bị căng thẳng thần kinh, trầm cảm, tâm thần phân liệt thì làm tăng nguy cơ gây ngứa vào ban đêm. Khi cơ thể bị stress thì sẽ kích thích các dây thần kinh dưới da gây ra hiện tượng ngứa.

Thiếu nước

Vào ban đêm cơ thể thiếu nước, nếu không bổ sung đủ lượng nước vào ban ngày thì cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến ngứa ngày toàn thân, đặc biệt vào mùa đông khô, hanh, da sẽ xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy thường xuyên hơn bình thường.

Do dị ứng thời tiết

Vào ban đêm khi thời tiết lạnh hơn thì những người có cơ địa dễ bị dị ứng thì da sẽ bị kích thích nhiều hơn dẫn đến ngứa ngáy. Khi càng gãi thì càng thấy ngứa.

Dị ứng thức ăn

Một số người có cơ địa dễ bị dị ứng thức ăn, một số thực phẩm gây dị ứng như: hải sản, sữa, thị bò, thịt gà,…Tùy cơ địa mỗi người mà cơn ngứa có thể từ nhẹ tới nặng, khi bị ngứa do dị ứng thức ăn thì không nên gãi mà nên tới gặp bác sĩ để có cách điều trị tốt nhất.

Dị ứng môi trường

Một số người do không chịu vệ sinh nơi ở thường xuyên, do đó tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, ký sinh trùng sinh sôi và phát triển, việc sử dụng chăn, gối, ga giường có chứa vi khuẩn thì sẽ rất dễ bị ngứa khắp người, đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm.

Ngứa da cảnh báo một số bệnh lý sau

Bệnh mề đay mẩn ngứa

Đây là bệnh đột ngột xuất hiện không rõ nguyên nhân, liên quan tới hệ thống miễn dịch của cơ thể, khi bị bệnh, da nổi các mảng sần đỏ trên da gây ngứa ngáy khó chịu.

Bị ghẻ

Các bệnh lý như ghẻ, mề đay mẩn ngứa… cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ngứa ở da

Khi sống trong môi trường không sạch sẽ thì nguy cơ bị ghẻ rất cao. Triệu chứng bị ghẻ là da mẩn đỏ, ngứa ngáy khắp người, cơ thể mọc nhiều mụn nước, có thể gây ra lở loét, đặc biệt cảm giác ngứa tăng vào ban đêm vì đây là thời gian ghẻ hoạt động.

Bệnh tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp do suy giáp hay nhược giáp đều cần phải điều trị lâu dài. Khi bị mất cân bằng ở tuyến giáp thì sẽ làm cho da bị khô, phù nề, cơ thể chịu lạnh kém, ngoài ra còn gây nên cảm giác ngứa ngáy cho người bệnh.

Các bệnh ngoài da

Do mắc một số bệnh lý về da như vẩy nến, rôm sẩy, nấm da, mề đay… cũng khiến bị ngứa khắp người, đặc biệt ở những nơi có gió lạnh, khi bị ngứa thì càng gãi càng lây lan và càng thấy ngứa. Do đó cần phải đến các cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị bệnh một cách tốt nhất.

Bệnh về gan

Khi mắc các bệnh lý như xơ gan, viêm gan thì mật thừa ứ đọng trong gan gây ra tình trạng axit hóa dòng máu, ngoài việc có biểu hiện như vàng da thì sẽ xuất hiện các cơn ngứa. Cơn ngứa này sẽ lan ra toàn thân tùy theo mức độ bệnh.

Suy giảm chức năng thận

Thận có chức năng đào thải các độc tố ra ngoài theo đường tiểu tiện. Khi suy giảm chức năng thận thì các chất độc không được đào thải ra hết mà tích tụ bên trong cơ thể, trong các mô, da, gây phù nề, ngoài ra còn biểu hiện bằng cơn ngứa.

Bệnh tiểu đường

Khi bị tiểu đường thì lượng đường trong máu tăng cao, ảnh hưởng tới mạch máu và sự trao đổi chất, một số người sẽ bị khô sần ở da và ngứa khắp toàn thân.

Bệnh lý về máu

Khi bị một số bệnh lý về máu như tăng tiết histamin, loạn sản tủy, đa hồng cầu… thì cũng sẽ gây ra tình trạng ngứa.

Bệnh xã hội

Ngứa da là biểu hiện đầu tiên của các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, sùi mào gà, giang mai, HIV/AIDS… do sự gia tăng các loại tụ khuẩn vàng và vi khuẩn dermodex. Ngoài ra tác dụng phụ của thuốc trị các bệnh này cũng gây ra tình trạng ngứa da.

Bệnh Hodgin hoặc Non-Hodgkin

Hai căn bệnh này sẽ khiến hạch bạch huyết sưng to, khi ở giai đoạn nặng thì sẽ bị tình trạng nổi mẩn ngứa khắp người.

Ngoài ra còn có một số bệnh khác như dị ứng thuốc paracetamol, thuốc kháng sinh, aspirin, bệnh cột sống, tiêu chảy mỡ (Celiac), khối u lympho….

Trị ngứa da vào ban đêm

Trị ngứa da bằng thuốc Tây

Sử dụng kết hợp thuốc uống và thuốc bôi để điều trị tình trạng ngứa da

Tùy theo tình trạng ngứa da của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ cho các loại thuốc sau đây, có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp cả hai thuốc uống và thuốc bôi, thường sử dụng các loại thuốc sau đây:

  • Thuốc kháng histamin.
  • Kem chứa cortisol nhẹ (hydrocortisol 1%).
  • Thuốc melatonin hỗ trợ giấc ngủ.
  • Kem bôi steroid.
  • Thuốc kháng sinh đời cũ như Diphenhydramine (Benadryl), Hydroxyzine (Vistaril), Chlorpheniramine (Chlor – Trimeton), Promethazine (Phenergan).
  • Các loại thuốc kháng sinh mới: Fexofenadine (Allegra), Cetirizine (Zyrtec).
  • Thuốc chống trầm cảm: Mirtazapine (Remeron) và Doxepin (Silenor).
  • Aspirin phối hợp cùng các loại thuốc giảm đau khác nếu có tình trạng nhiễm khuẩn.

Trị ngứa da bằng thuốc Đông y

Thuốc Đông y có thành phần từ thảo dược tự nhiên, gia giảm thành phần theo tỷ lệ nhất định, có công dụng loại bỏ bệnh từ gốc, tập trung giải độc cho cơ thể, đồng thời nâng cao chức năng ngũ tạng và sức đề kháng. Tùy vào cơ địa, thể trạng và mức độ bệnh của từng người mà các lương y sẽ bốc thuốc phù hợp.

Đây là phương pháp trị ngứa da an toàn, hiệu quả cao và có thể áp dụng cho mọi đối tượng. Các thảo dược thường dùng trong các bài thuốc Đông y trị ngứa da như kim ngân cành, diệp hạ châu, bồ công anh, sài đất, hạ khô thảo…

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *