Nguyên nhân trào ngược axit dạ dày và cách đề phòng

Trào ngược axit dạ dày xảy ra khi acid để tiêu hóa thức ăn bị trào ngược trở lại thực quản gây chứng ợ nóng. Nguyên nhân trào ngược axit dạ dày và biện pháp nào để phòng tránh triệu chứng bệnh?

1. Nguyên nhân trào ngược axit dạ dày

Dung nạp nhiều thực phẩm cay và đồ uống chứa chất kích thích

Thực phẩm này làm tăng thêm axit trong dạ dày và làm giảm áp lực thực quản trực tiếp, dẫn đến trào ngược axit dạ dày. Các loại thức uống khác như trà, cafe và đồ uống có cồn, nước soda… cũng gây ra hiện tượng này. Đây là những nguyên nhân trào ngược dạ dày mà nhiều người mắc phải. Bởi những thức uống này có xu hướng giảm khả năng co bóp của dạ dày và ống thực quản gây nên tình trạng axit từ dạ dày trào vào thực quản.

Hút thuốc

Nicotine là thành phần chính của thuốc lá làm giãn cơ, tăng nguy cơ sản sinh axit dạ dày lên thực quản và gây trào ngược. Ngoài ra, thuốc lá còn làm giảm sự tiết nước bọt. Saliva trong nước bọt có một chất trung hòa axit quan trọng gọi là bicarbonate làm giảm axit dạ dày. Khi giảm tiết dịch nhầy này, dễ bị trào ngược axit dạ dày.

Tiêu thụ thực phẩm béo

Thực phẩm chứa nhiều chất béo như khoai tây chiên, bơ, kem, thịt lợn, thịt cừu… có thể gây ra trào ngược axit. Những thực phẩm đó sẽ làm giãn và đẩy axit từ dạ dày lên thực quản.

Trái cây giàu vitamin C

Một số loại trái cây có múi như chanh, cam, quýt và bưởi có chứa axit axetic. Do vậy, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều, đặc biệt khi đang đói cũng có thể gây trào ngược axit.

Socola

Bổ sung quá nhiều socola cũng gây nên chứng trào ngược dạ dày

Socola có chứa một thành phần tên methylxanthine làm giãn cơ trơn và làm tăng axit dạ dày. Khi tình trạng này không được kiểm soát vì bạn bổ sung quá nhiều có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác như trào ngược dạ dày, buồn nôn, ợ nóng, khó tiêu. Do đó, Socola cũng là một nguyên nhân trào ngược axit dạ dày.

Béo phì

Đây có thể là nguyên nhân trào ngược axit dạ dày liên quan trực tiếp. Bởi lớp mỡ tích tụ quanh vùng bụng gây áp lực lên dạ dày làm cho axit trở lại thực quản, gây cảm giác nóng rát.

2. Cách đề phòng bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản là một rối loạn mạn tính,  khó điều trị dứt điểm nên việc quan trọng là giáo dục bệnh nhân để sửa đổi lối sống và thói quen để phòng nguyên nhân trào ngược axit dạ dày  

Thay đổi chế độ ăn uống

Kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá, nhóm thức ăn có nhiều dầu mỡ, thức ăn chua, cay, nước uống có ga. Trái cây tốt cho sức khỏe nhưng nên tránh những loại làm cho trào ngược dạ dày thực quản nặng thêm do có chứa thành phần axit nhiều như cam, chanh, bưởi, cóc, me, cà chua. Nên bổ sung sữa chua và các thực phẩm giàu chất xơ như đu đủ, các loại đậu, táo, bơ, bông cải, atiso…tốt cho vấn đề tiêu hóa và làm giảm chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Không ăn  quá no

Tốt nhất, bạn nên chia làm nhiều bữa, ăn ít hơn. Đặc biệt, không ăn muộn vào buổi tối, không nằm trong 2 giờ sau khi ăn, không uống quá nhiều nước trong khi đang ăn. Tránh bữa ăn trễ và ăn nhiều. Tránh nằm ngửa ngay sau khi ăn và mặc đồ quá chật ngay sau bữa ăn.

Sống khoa học

Ngủ đúng tư thế, nằm đầu cao 15cm so với chân. Thực hiện chế độ giảm cân nếu thừa cân, béo phì, ngưng các thuốc kích thích dạ dày.

Ngủ đúng tư thế, nằm đầu cao 15cm so với chân

Thông báo cho bác sĩ các tiền sử bệnh của mình trước khi điều trị trào ngược dạ dày

Việc này sẽ đem lại quá trình điều trị bệnh được tối ưu. Người bệnh được cho sử dụng các loại thuốc tăng cường co thắt cơ vòng thực quản hoặc thuốc làm dạ dày mau trống, thuốc làm giảm trào ngược dạ dày axit, thuốc kháng axit dạ dày. Phẫu thuật chỉ dành cho các trường hợp viêm loét thực quản nặng, không đáp ứng với điều trị thuốc và có kèm theo thoát vị qua khe thực quản.

Từ những nguyên nhân trào ngược dạ dày bên trên, bạn đang thấy mắc phải nguyên nhân nào thì nhanh chóng tìm cách khắc phục cũng như tập cho mình lối sống khoa học để tránh mắc phải bệnh nhé.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *