Những điều cần lưu ý khi điều trị thủy đậu ở trẻ em

Không có thuốc đặc trị bệnh thủy đậu nên khi điều trị bệnh thủy đậu phần lớn các bác sĩ thường thiên về điều trị các triệu chứng như hạ sốt, giảm bớt ngứa ngáy, chống nhiễm trùng các nốt dạ, bóng nước… Vậy điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em cần lưu ý gì?

1. Cần cách ly trẻ để tránh lây lan

Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan từ người này sang người khác qua đường hô hấp hay qua dịch tiết mũi họng

Bệnh thủy đậu nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Những mụn nước do thủy đậu có thể gây viêm da bội nhiễm dẫn đến việc để lại các vết sẹo lõm trên da về sau. Ngoài ra có thể gây biến chứng viêm phổi với triệu chứng như đau tức ngực, khó thở hay hiện tượng ho ra máu. Thậm chí những biến chứng cực nguy hiểm khác có thể mang đến cho bệnh nhân như: viêm não, rối loạn tâm thần, co giật, hôn mê thậm chí là tử vong.

Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan từ người này sang người khác qua đường hô hấp hay qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu. Do đó điều trị thủy đậu ở trẻ em thì việc cách ly với nguồn bệnh cũng là một biện pháp an toàn giúp ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng . Đặc biệt khi trẻ đã bị thủy đậu tốt nhất nên cách li trẻ ở nơi an toàn, không tiếp xúc với người khỏe mạnh.

Cha mẹ cần lưu ý thời gian cách ly kéo dài tới khi nào hết nổi nốt rạ, bóng nước đã đóng vẩy và bong hết.

2. Vệ sinh và xử lý tốt các nốt rạ, vết loét phòng nhiễm trùng

Để bệnh thủy đậu nhanh chóng được cải thiện, hạn chế sự lây lan thì người bệnh tuyệt đối không được gãi hay làm vỡ các nốt thủy đậu. Tuy nhiên, điều này rất là khó tránh khỏi đối với trẻ nhỏ vì các bé chưa nhận thức được. Do đó, để hạn chế khả năng này có thể xảy ra khi không kiềm chế được, cha mẹ các bé nên cắt hết móng tay, giữ cho da luôn khô và sạch đồng thời cũng nên mặc cho bé các loại quần áo mềm mại để tránh cọ xát vào da. Những nốt thủy đậu khi bị vỡ không chỉ để lại sẹo xấu mà còn làm lan nhanh mụn sang những vùng da khác.

Trong điều trị thủy đậu ở trẻ em cũng nên vệ sinh mũi họng hàng ngày cho con bằng nước muối sinh lý.

Nên vệ sinh mũi họng hàng ngày cho con bằng nước muối sinh lý.

3. Không có thuốc đặc trị nên cần điều trị các triệu chứng của bệnh

Không có thuốc đặc trị bệnh thủy đậu nên khi điều trị thủy đậu ở trẻ em phần lớn các bác sĩ thường thiên về điều trị các triệu chứng như hạ sốt, giảm bớt ngứa ngáy, chống nhiễm trùng các nốt dạ, bóng nước…

– Dùng dung dịch xanh metylen chấm vào những nốt thủy đậu đã vỡ, không bôi mỡ tetraxiclin, penixilin hoặc thuốc đỏ.

– Tuyệt đối không được gãi làm nốt phỏng dạ vỡ ra, lây lan sang những vùng da khác và có thể gây nhiễm trùng, thủy đậu bội nhiễm. Một mẹo để giảm ngứa cho người bệnh là dùng thuốc kháng histamin như: loratadine, chlopheniramin,…

– Nếu người bệnh thủy đậu trong vòng 24 giờ đầu xuất hiện mụn nước nên dùng thuốc kháng sinh chống virut loại acyclovir để giúp rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Liều lượng phụ thuộc vào độ tuổi và cân nặng của người bệnh. Nếu bệnh nặng hơn, có thể dùng acyclovir đường tĩnh mạch.

– Nếu người bị thủy đậu đau, sốt cao không được dùng aspirin hoặc thuốc có chữa aspirin, có thể dùng acetaminophen.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *