Những điều nên biết về quy trình tiêm phòng sởi

Tiêm vắc-xin ngừa sởi là biện pháp ngăn ngừa có hiệu quả nhất. Vậy quy trinh tiêm phòng sởi diễn ra như thế nào? Khi nào thì trẻ được tiêm phòng và bao nhiêu mũi thì đủ sức đề kháng với virus sởi? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn các thông tin cần thiết để trả lời cho các câu hỏi trên.

Quy trình tiêm phòng sởi

Quy trình tiêm phòng sởi bắt đầu trước khi phụ nữ mang thai, bởi ở thời điểm mang thai, sức khỏe của mẹ rất yếu nên dễ mắc các bệnh như sởi, quai bị,… Trong thời kì mang thai, nếu mẹ đã tiêm vắc-xin ngừa sởi trước đó thì khi con sinh ra sẽ mang kháng thể di truyền từ mẹ, kháng thể này có hiệu quả từ 6 – 9 tháng đầu đời của trẻ.

Theo lịch tiêm phòng của tổ chức y tế thì trẻ sẽ được tiêm mũi sởi đầu tiên khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi.

Tại sao nên tiêm hai mũi vắc-xin sởi?

Theo các nghiên cứu khi sản xuất vắc-xin sởi, các chuyên gia khuyến cáo nên tiêm 2 mũi vắc-xin để đạt hiệu quả tối đa khả năng kháng thể virus sởi. Bởi ở mũi thứ nhất, chỉ có 85% trẻ đạt được miễn dịch cần thiết, 15% còn lại do nhiều yếu tố như sức khỏe, chất lượng vắc-xin nên dẫn đến không đạt. Việc tiêm mũi thứ hai không làm ảnh hưởng kháng thể đối với những trường hợp đã miễn dịch, mũi này là rà soát lại những cơ thể trẻ chưa có đáp ứng miễn dịch hoặc chưa được tiêm vắc-xin sởi, có tới 95% tỷ lệ trẻ đạt được miễn dịch. Tổ chức y tế khuyến cáo các trường hợp chưa từng tiêm vắc-xin sởi hoặc kháng thể sởi đã giảm, không còn hiệu quả miễn dịch nên tiêm mũi thứ hai.

Phát ban kèm sốt là dấu hiệu nhận biết của bệnh sởi.

Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi.

Những trường hợp nào không nên tiêm vắc-xin sởi?

Các trường hợp không nên tiêm vắc-xin sởi:

  • Các trường hợp có tiền sử phản ứng nghiêm trọng với liều tiêm vắc-xin sởi trước đây hoặc phản ứng với các thành phần của vắc-xin.
  • Tuyệt đối không nên tiêm vắc-xin sởi cho phụ nữ có thai. Trong trường hợp sau khi tiêm mới phát hiện đã có thai cần thông báo cho cán bộ y tế để được theo dõi. Nên tiêm vắc-xin trước khi có thai 1 tháng.
  • Không nên tiêm vắc-xin sởi cho các trường hợp suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải AIDS, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch liều cao, xạ trị hoặc mắc các bệnh ác tính do trong những trường hợp này, hệ miễn dịch của cơ thể đã suy yếu, không còn đủ sức tạo ra các kháng thể mới.

Những lưu ý trong quá trình tiêm phòng sởi

Cũng như nhiều loại vắc-xin khác, tiêm vắc-xin sởi không có hiệu quả phòng bệnh 100% do sự miễn dịch còn tùy thuộc vào sức khỏe của người được tiêm, độ tuổi, khả năng sản xuất kháng thể. Tuy nhiên, tổ chức y tế cho biết đến hiện nay, các trường hợp đã được tiêm vắc-xin sởi hoặc từng mắc sởi thì được miễn dịch suốt đời. Có nghĩa là, tới nay chưa ghi nhận một vụ việc tái phát sởi sau khi tiêm chủng.

Sau khi tiêm vắc-xin sởi cho trẻ, mẹ cần ở lại phòng khám 30 phút để theo dõi sức khỏe của trẻ.

Virus sởi cần thời gian xâm nhập và phát bệnh. Do vậy, nếu tiêm vắc-xin trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm tiếp xúc với nguồn bệnh thì vẫn có thể phòng biến chứng nặng của bệnh.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *