Sởi sốt phát ban: Hai bệnh này có gì khác nhau?

Sởi sốt phát ban là hai bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, thế nhưng có nhiều bậc cha mẹ thường nhầm lẫn bệnh sởi và sốt phát ban do vậy dẫn tới việc chăm sóc cho bé sai cách.

Tại sao sởi và sốt phát ban dễ bị nhẫm lẫn?

Sở dĩ nhiều bậc cha mẹ nhầm lẫn hai bệnh này với nhau bởi vì thời gian ủ bệnh của nó tương tự nhau. Ở giai đoạn ủ bệnh, sởi sốt phát ban đầu xuất hiện những triệu chứng như: sốt cao, cơ thể mệt mỏi, đau đầu, biếng ăn, nôn mửa…. vì thế rất dễ bị nhầm lẫn bệnh. Tuy nhiên về giai đoạn sau thì hai bệnh này sẽ khác nhau rất nhiều, chính vì điều này làm cho nhiều phụ huynh không thể phân biệt sởi và sốt phát ban khác nhau như thế nào? Từ đó, họ không thể chăm sóc tốt cho trẻ từ giai đoạn đầu của bệnh.

Sởi và sốt phát ban khác nhau như thế nào?

1. Nguyên nhân gây bệnh sởi và sốt phát ban

Nguyên nhân gây bệnh sốt phát ban thông thường là do bị nhiễm virus khoảng 70 đến 80%, trong đó thì nhóm virus thuộc đường hô hấp luôn chiếm về đa số và đều là những virus lành tính không gây nguy hại nhiều đến sức khỏe bệnh nhân.

Còn đối với bệnh sởi dạng nhẹ là do virus morbilliivirus gây ra và thuộc dạng bệnh nhiễm virus cấp tính. Theo nhận định từ phía các chuyên gia y học từ viện Pasteur ở thành phố Hồ Chí Minh thì dịch sởi được phát hiện đầu tiên ở phía Nam, nó được du nhập về Việt Nam và đây là chủng virus xuất hiện nhiều ở Trung Quốc và Malaysia, nó có độc lực và độ lây truyền rất cao, bệnh chủ yếu mắc phải ở trẻ em.

2. Dấu hiệu bệnh sởi, sốt phát ban

Thời gian đầu của hai bệnh này tương đối giống nhau về những biểu hiện và triệu chứng vì thế rất khó để phân biệt được. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai bệnh này đó là vào giai đoạn toàn phát với triệu chứng phát ban rất đặc trưng của bệnh sởi.

Nếu bị sốt phát ban thông thường thì sau khi giảm sốt thì bệnh nhân sẽ bị phát ban. Thông thường đây là hồng ban dạng mịn và sáng, không gồ lên mặt da là mấy, ban nổi đồng loạt trên khắp cơ thể của bệnh nhân và sau đó bay đi và không để lại dấu tích gì trên da của bệnh nhân.

Nên cho trẻ tiêm phòng sởi để tránh 99% nguy cơ mắc bệnh

Còn nếu phát ban do bệnh sởi gây ra thì rất đặc trưng. Giai đoạn đầu sẽ xuất hiện ở sau tai sau đó lan xuống mặt, dần dần lan xuống ngực bụng và lan ra toàn thân. Sau khi ban sởi biến mất thì những triệu chứng này cũng mất dần theo thứ tự xuất hiện trên cơ thể. Đặc điểm có thể nhận thấy rõ nhất ở phát ban sởi và ban gồ lên trên mặt da, khi bay đi để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng. Khi bị nhiễm bệnh sởi thì những triệu chứng đặc trưng của bệnh nhân đó là: chảy nước mũi, ho hoặc là mắt đỏ.

3. Biến chứng của bệnh sởi, sốt phát ban

Sốt phát ban nếu do nhóm siêu virus thông thường gây ra thì nó tương đối lành tính. Nếu bệnh nhân được chăm sóc và phòng bệnh hợp lý kết hợp với chế độ dinh dưỡng và giữ gìn vệ sinh cá nhân thì bệnh sẽ khỏi sau 6 đến 8 ngày mà không gây ra bất kỳ một biến chứng nào.

Biến chứng nguy hiểm cho trẻ phát ban nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời gây mù lòa

Sởi gây vô sinh còn òn nếu phát ban do virus sởi gây ra thì nó sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhất là đối với những bệnh nhân có sức đề kháng kém hoặc bị suy dinh dưỡng. Những biến chứng nguy hiểm do bệnh sởi gây ra như: viêm phổi nặng, viêm loét giác mạc gây mù lòa, viêm não…

Phân biệt được sởi sốt phát ban sẽ giúp ích cho phụ huynh rất nhiều trong việc phát hiện bệnh, theo dõi và chăm sóc trẻ đúng cách, tránh các biến chứng nguy hại.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *