Những dấu hiệu của bệnh sởi ở trẻ sơ sinh mà mẹ cần nắm vững

Nhận biết chính xác các dấu hiệu của bệnh sởi ở trẻ sơ sinh ngay từ những ngày đầu giúp bố mẹ định hướng điều trị đúng cách, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Các dấu hiệu của bệnh sởi ở trẻ sơ sinh đa dạng và có nhiều điểm tương đồng với sốt phát ban khác dễ khiến các mẹ nhầm lẫn. Để khắc phục tình huống này, các mẹ hãy đọc bài viết dưới đây.

1. Những dấu hiệu của bệnh sởi ở trẻ sơ sinh

Bệnh sởi trẻ em có những triệu chứng đặc trưng như:

  • Sốt cao và liên tục từ 38-39 độ C.
  • Trẻ có các biểu hiện ban đầu như: hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, viêm kết mạc, dử mắt, phù nhẹ mi, ho (có thể ho khan, khàn tiếng hoặc có đờm), tiêu chảy.
  • Xuất hiện những chấm nhỏ khoảng 1 mm nổi lên trên niêm mạc má, dễ thấy khi trẻ há miệng to; chấm có màu đỏ, sung huyết, ở vị trí ngang với răng hàm thứ nhất. Triệu chứng này mất nhanh trong vòng 12 đến 18 giờ.
  • Sau khi đợt sốt từ 3 đến 4 ngày, các nốt phát ban xuất hiện. Ban mọc dần từ sau tai, lan dần hai bên má, cổ, ngực, chi trên, sau lưng, chi dưới, đến toàn thân. Ban có màu hồng nhạt, nhẵn, khi ấn vào thì biến mất, có xu hướng kết dính lại với nhau, phát ban xen lẫn giữa những khoảng da lành. Trường hợp nhẹ, ban nổi rải rác, thể nặng thì ban dày gần như che kín da, cả gan bàn tay, chân, sau khi biến mất để lại vết thâm trên da.
  • Trẻ mắc sởi thường ăn kém, mệt mỏi. Sau 3-4 ngày mọc ban, chúng sẽ bắt đầu bay, nhạt màu dần, nơi nào mọc trước thì sẽ bay trước và để lại vết thâm trên da, khoảng một tuần sau thì không còn dấu vết gì. Trẻ bắt đầu khắc phục sức khỏe và hết sốt.
Nổi ban sởi là một trong những dấu hiệu của bệnh sởi ở trẻ sơ sinh

2. Phát hiện sớm các biến chứng sau khi mắc sởi ở trẻ em

Bệnh sởi gây ra biến chứng gì? Các biến chứng của sởi thường rất trầm trọng và dễ gây tử vong như: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm não tủy, cam tẩu mã, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng (do quá kiêng khem), loét giác mạc do thiếu vitamin A. Chính vì vậy, các phụ huỵnh cần phát hiện sớm các biến chứng này, đặc biệt trong trường hợp sau khi ban bay hết mà trẻ vẫn còn sốt để cấp cứu kịp thời.

3. Điều trị sởi ở trẻ em

Ngoài việc uống thuốc hạ sốt theo sự chỉ dẫn của bác sỹ, mẹ nên:

  • Lau người, vệ sinh thân thể cho trẻ bằng nước ấm hàng ngày, tránh nhiễm trùng vết ban.
  • Bố mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi ở nơi không khí thoáng đãng, mát mẻ và sạch sẽ.
  • Rửa mắt, mũi cho trẻ bị sởi bằng nước muối sinh lý chuyên dụng. Một ngày nhỏ khoảng 3 – 4 lần.
  • Mẹ nên cho bé ăn các thức ăn mềm, lỏng, sệt để tiêu hóa dễ dàng hơn. Uống nhiều nước trái cây, đặc biệt là nước cam để bổ sung vitamin C, tăng sức đề kháng cơ thể. Đây cũng có thể coi là một cách bù nước khi bé bị tiêu chảy.
  • Trong thời kỳ lui bệnh, cha mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ để khám xem có bị biến chứng sau sởi không. Thông thường, nếu không có biến chứng xảy ra thì không phải dùng kháng sinh, mà chỉ cần dùng B1 và vitamin C liều cao. Nếu trẻ vẫn bị sốt cao sau sởi thì bé cần được chăm sóc tại các trung tâm y tế để đề phòng những biến chứng nguy hiểm.
Những dấu hiệu của bệnh sởi ở trẻ sơ sinh mà mẹ cần nắm vững 3

Nếu trẻ vẫn bị sốt sau sởi, mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế 

Hường

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *