Thế nào là rong kinh? Bị rong kinh có tự khỏi được không?

Rong kinh là biểu hiện chu kỳ hành kinh bất thường không hiếm gặp ở phụ nữ. Bệnh mang đến nhiều sự phiền toái, mệt mỏi cho chị em phụ nữ.

Vậy rong kinh là gì và bị rong kinh có tự khỏi được không?

Rong kinh là hiện tượng gì?

Vòng chu kỳ bình thường của chị em trung bình từ 28 – 32 ngày, thời gian kinh nguyệt kéo dài từ 3 – 5 ngày. Máu kinh bình thường có màu đỏ sậm, không đông.

Rong kinh là biểu hiện thời gian hành kinh kéo dài hơn 1 tuần thậm chí có thể lâu hơn 15 ngày, máu kinh ra nhiều và lượng máu kinh vượt quá 80ml, máu kinh đông.

Biểu hiện của rong kinh bao gồm:

  • Chu kỳ kinh nguyệt bình thường nhưng thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày.
  • Kinh nguyệt ra nhiều, liên tục phải thay băng vệ sinh, đặc biệt là ban đêm.
  • Máu kinh đông, vón thành từng cục.
  • Đau bụng dưới.
  • Người mệt mỏi, da tái sạm, thở dốc, có hiện tượng thiếu máu.

Rong kinh kéo dài có thể tác động xấu đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Vì vậy, chị em khi bị rong kinh hoặc nghi ngờ rong kinh cần đi khám để các bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, tìm nguyên nhân và đưa ra cách điều trị kịp thời.

Rong kinh cảnh báo bệnh lý gì ở chị em?

Rối loạn nội tiết tố

Nguyên nhân chính gây rong kinh rong kinh là do rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ. Hàng tháng, hormone estrogen và progesterone sẽ tác động làm nội mạc tử cung dày lên. Khi không có tinh trùng kết hợp với trứng làm tổ trong tử cung, phần nội mạc này sẽ bong ra và tạo thành kinh nguyệt. Nếu 2 hormone sinh dục trên mất cân bằng khiến nội mạc tử cung quá dày, sẽ dẫn tình trạng xuất huyết nặng khi có kinh – rong kinh.

Tình trạng rong kinh hay gặp nhất ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thời kỳ sinh sản: dậy thì và tiền mãn kinh của chị em. Ngoài ra, trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ cũng có thể bị rong kinh sau khi sinh, dùng thuốc phá thai hoặc dùng các loại thuốc tránh thai khẩn cấp.

Dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác

Béo phì cũng làm tăng nguy cơ rong kinh ở chị em
  • Kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài còn là biểu hiện của một số bệnh lý ở tử cung như: Polyp tử cung, u xơ tử cung, ung thư tử cung hay viêm nội mạc tử cung, sẩy thai, mang thai ngoài tử cung, , ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng,…
  • Ngoài ra, những chị em gặp các vấn đề về sức khỏe như bị rối loạn đông máu di truyền, suy giáp, đái tháo đường, viêm gan mạn tính, bệnh tim, thận mạn tính hoặc bệnh lupus ban đỏ,… cũng dễ bị rong kinh.
  • Đặc biệt, rong kinh cũng dễ gặp nhiều ở những phụ nữ bị béo phì, sinh con nhiều lần, hút thuốc lá, đang sử dụng vòng tránh thai hay đang điều trị bằng thuốc kháng viêm chứa steroid,…

Khi nào cần điều trị rong kinh?

Bị rong kinh có tự khỏi được không hay có cần điều trị không thì phụ thuộc vào nguyên nhân của triệu chứng này. Rong kinh do nguyên nhân chính là thực thể hoặc cơ năng.

Rong kinh cơ năng

  • Với nguyên nhân này thường hay gặp ở phụ nữ trong thời kỳ đầu dậy thì, phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh và chị em sau khi sinh đẻ. Đây là 3 thời điểm kinh nguyệt thường không ổn định, chu kỳ kinh nguyệt dài ngắn thất thường nên dẫn đến tình trạng rong kinh.
  • Rong kinh cơ năng tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng mất máu nhiều gây mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của chị em. Với nguyên nhân này ngoài điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống sinh hoạt, chị em nên thăm khám cũng như nhận được lời khuyên của bác sĩ cho phù hợp nhất với tình trạng của mình.

Rong kinh thực thể

Nguyên nhân rong kinh này đến từ các tổn thương ở tử cung hoặc buồng trứng, như đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, polyp tử cung… Với trường hợp này, bệnh nhân buộc phải điều trị, nếu để lâu, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Điều trị rong kinh như thế nào?

Tùy vào tình trạng rong kinh cũng như độ tuổi, có mong muốn sinh con nữa hay không mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị bệnh khác nhau. Thông thường, chị em sẽ được điều trị bằng thuốc hoặc điều trị bằng phẫu thuật.

Tùy vào tình trạng và mong muốn của bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp

Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc sẽ được chỉ định cho những bệnh nhân không có bất thường về cấu trúc, mô học hay u xơ có đường kính nhỏ dưới 3 cm, không gây biến dạng buồng khoang tử cung. Gồm các phương pháp trị liệu sau:

  • Trị liệu không dùng hormon: Phương pháp này thường áp dụng đối với những chị em trẻ tuổi đang trong thời kỳ dậy thì, muốn duy trì khả năng sinh sản, hay dự định có thai trong tương lai gần, hoặc không muốn sử dụng liệu pháp hormon thay thế. Gồm các loại thuốc:
    • Thuốc có công dụng cầm máu, thuốc đông y (thường là cao ích mẫu).
    • Thuốc kháng viêm đề phòng bội nhiễm.
    • Trị liệu sử dụng hormon: Đây được xem là lựa chọn của những trường hợp người bệnh vừa muốn duy trì khả năng sinh sản vừa muốn ngừa thai.
    • Orgametril.
    • Thuốc ngừa thai kết hợp dạng uống (COC).
    • Progesteron pha thứ 2.

Thủ thuật điều trị

  • Nạo buồng tử cung để cầm máu kết hợp thuốc nội tiết.
  • Cắt polyp tử cung hay nội soi buồng tử cung nạo nhân xơ.
  • Điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật.

Trong trường hợp chị em bị rong kinh dùng thuốc và thủ thuật nhưng vẫn không khỏi, bác sĩ có thể chỉ định điều trị phẫu thuật. Một trong số những phương pháp phẫu thuật ngoại khoa tiên tiến được sử dụng để điều trị rong kinh hiện nay là phẫu thuật nội soi cắt tử cung toàn phần.

Nguồn Tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *