Tìm hiểu tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn của con

Việc mẹ nắm được kiến thức, thời điểm trẻ mọc răng và thay răng sữa, răng vĩnh viễn của con sẽ giúp bố mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc con, giúp con có được hàm răng đều, đẹp.

Thông thường, bé sẽ mọc răng sữa khi đủ 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa trước khi lên 3 tuổi. Sau đó, những chiếc răng sữa rụng dần và được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng.

Tuổi mọc răng sữa ở trẻ là bao nhiêu?

Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, nói, thẩm mỹ của khuôn mặt và tạo chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Răng vĩnh viễn mọc lên và phát triển ở bên dưới chiếc răng sữa. Nếu răng sữa bị sâu thì việc này cũng gây hại cho răng vĩnh viễn bên dưới. Vì vậy cần chữa trị kịp thời tình trạng sâu răng của răng sữa.

Trung bình, tuổi mọc răng sữa của bé như sau:

  • Từ 6 – 7 tháng tuổi: Mọc 4 răng cửa dưới.
  • Từ 8 – 9 tháng tuổi: Mọc 4 răng cửa trên.

Vào lúc trẻ được 3-4 tuổi hầu hết sẽ có 20 chiếc răng sữa. Phần lớn trẻ bắt đầu có răng sữa lung lay ở độ tuổi 5 – 6 tuổi, cũng có một số trẻ có răng sữa lung lay bắt đầu ở độ tuổi sớm hơn lúc 4 tuổi hoặc muộn hơn lúc 7-8 tuổi. Tuy nhiên nếu trẻ có răng sữa bị lung lay và rụng quá sớm thì cần đưa đi khám nha sĩ.

Nếu bé 10 tháng mà chưa mọc chiếc răng sữa nào là mọc răng trễ, cần cho bé đến khám tại bệnh viện có chuyên khoa Răng Hàm Mặt Nhi để được tư vấn.

Răng sữa thay thế bằng răng vĩnh viễn theo thứ tự răng nào mọc trước sẽ được thay trước.

Tuổi mọc răng vĩnh viễn và tuổi thay răng ở trẻ em

Thông thường các răng vĩnh viễn sẽ mọc ở ngay vị trí răng sữa vừa rụng của bé

Thông thường các răng vĩnh viễn sẽ mọc ở ngay vị trí răng sữa vừa rụng. Do áp lực của răng vĩnh viễn ở bên dưới, chân răng sữa sẽ bị tiêu dần, lung lay và rụng đi, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Tuổi mọc răng vĩnh viễn của bé thông thường là:

  • Từ 6 đến 8 tuổi: Mọc 4 răng cửa dưới.
  • Từ từ 7 đến 9 tuổi: Mọc 4 răng cửa trên.

Thứ tự thay răng sữa của hàm trên sẽ khác so với hàm dưới của bé. Nếu thứ tự phổ biến của hàm trên là: răng cửa giữa – răng cửa bên – răng tiền cối – răng nanh và các răng cối lớn, thì đối với hàm dưới sẽ là: răng cửa giữa – răng cửa bên – răng nanh – răng tiền cối và cuối cùng là các răng cối.

Dấu hiệu trẻ mọc răng và chăm sóc trẻ

Một số trẻ mọc răng sữa bình thường, không có dấu hiệu khác thường nào, nhưng một số trẻ khác có thể ít ngủ, mệt mỏi và quấy khóc khi mọc răng, mẹ nên chăm sóc, vỗ về trẻ.

Một số dấu hiệu mẹ cần lưu ý khi trẻ mọc răng như sau: Sốt nhẹ. Nếu trẻ sốt trên 38 độ C, có thể cho uống thuốc hạ sốt nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Chảy nước miếng:

Sưng đỏ phần nướu tại chỗ răng đang nhú lên và trẻ thường thích cắn, gặm gì đó như ngón tay, đồ chơi. Cho nên lúc này mẹ hãy vệ sinh răng miệng sạch cho trẻ và đồ chơi.

Biếng ăn:

Sự khó chịu sẽ khiến trẻ biếng ăn. Nên mẹ hãy cho con ăn nhiều lần và ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu.

Có thể xuất hiện tình trạng bị tướt như đi ngoài phân loãng hay sệt khoảng 3-4 lần trong ngày. Lúc này mẹ hãy chú ý cho trẻ uống nhiều nước. Nếu con có dấu hiệu đi ngoài loãng nhiều hơn nên chủ động đưa tới khám cơ sở Y Tế nhé cho bác sĩ khám.

Đến thời kỳ bắt đầu thay răng, chân răng sữa sẽ tiêu và răng lung lay rồi rụng để răng vĩnh viễn mọc lên. Răng sữa nào mọc trước sẽ thay trước. Nếu rặng không tự rụng thì cha mẹ phải đưa trẻ tới bác sĩ nha khoa khám và nhổ.

Sự khó chịu sẽ khiến trẻ biếng ăn nên mẹ hãy cho con ăn thức ăn mềm nhé

Mẹ hãy nắm rõ các thời điểm con thay răng hàm như sau:

  • Từ 5-7 tuổi các răng cửa giữa vĩnh viễn mọc thay thế các răng cửa giữa sữa. Thời gian này trẻ cũng mọc các răng hàm thứ nhất sau răng hàm sữa thứ hai.
  • 7-8 tuổi các răng cửa bên vĩnh viễn mọc để thay các răng cửa bên sữa.
  • 9-10 tuổi các răng tiền hàm thứ nhất mọc thay cho các răng hàm sữa thứ nhất.
  • 10-11 tuổi thay tiếp các răng nanh sữa.
  • 11-12 tuổi các răng tiền hàm thứ hai mọc thay thế các răng hàm sữa thứ hai.

Thời gian này trẻ cũng mọc các răng hàm thứ hai sau răng hàm thứ nhất và là răng vĩnh viễn, không thay.

Thói quen của trẻ:

Một số thói quen xấu của trẻ cũng góp phần ảnh hưởng đến thời gian thay răng. Khi những chiếc răng sữa rụng đi, trẻ sẽ thấy miệng mình có khoảng trống và thường đưa tay vào miệng hay dùng lưỡi để tác động vào đó.

 Việc này có thể gây ra viêm nhiễm nên các bậc phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở để trẻ bỏ dần những thói quen xấu này.

Nếu bé 10 tuổi mà chưa mọc đủ các răng cửa vĩnh viễn là bị gọi chậm mọc. Cha mẹ nên đưa con đến khám tại chuyên khoa Răng Hàm Mặt và chụp phim răng để khảo sát tình trạng mầm răng trong xương hàm con nhé.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *