4 cấp độ của bệnh tay chân miệng và cách điều trị hiệu quả

Theo những nghiên cứu gần nhất của các bác sĩ thì bệnh tay chân miệng chia thành 4 cấp độ với cấp độ 4 là nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong cho bé chỉ sau 24 – 48 giờ. Cùng tìm hiểu và những cấp độ bệnh để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do nhóm virus coxsackie gây nên, thông thường trẻ sẽ thường mắc bệnh do virus Coxsackie virus A16 lành tính, có thể tự khỏi sau 8-10 ngày, nhưng với những nhóm virus nguy hiểm như Enterovirus 71 thì bệnh có thể đạt đến những cấp độ nặng hơn. 

Cấp độ 1: Tay chân miệng thể nhẹ

Những biểu hiện thường thấy của cấp độ 1:

  • Trẻ sốt nhẹ, hay quấy khóc và biếng ăn, xảy ra liên tục từ 5-7 ngày, đây là giai đoạn ủ bệnh và khởi phát của bé.
  • Bị mệt mỏi và có những dấu hiệu của viêm long đường hô hấp như ho, đau họng, sổ mũi.
  • Sau khoảng 1-2 ngày say thì xuất hiện những vết phồng rộp trên lưỡi, nướu và bên trong má và lan ra tay chân, mông, đầu gối.
  • Cấp độ này chỉ gây ra những tổn thương ở da và sau vài ngày sẽ tự lặn, không đau không ngứa và đôi khi chỉ loét ở miệng. 
Nổi mụn nước ở tay chân miệng là biểu hiện nhẹ, khỏi nhanh sau 8-10 ngày

Khi trẻ bị mắc tay chân miệng cấp độ 1 thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bé được điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà, đồng thời mẹ hãy áp dụng những phương pháp chăm sóc sau:

  • Vệ sinh thân thể cho trẻ bằng nước ấm, tránh cho trẻ chạm vào những vết loét đỏ trên cơ thể.
  • Cho trẻ dùng những thức ăn ấm, loãng và được nấu nhừ để trẻ dễ nuốt và tiêu hóa. Không nên áp trẻ ăn nhiều mà nên chia khẩu phần thành 6-8 bữa trong ngày để bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết, giúp trẻ nhanh vượt qua bệnh tật.
  • Uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, tái khám sau khoảng 2-3 ngày để bác sĩ kiểm tra diễn biến bệnh của bé. 
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với người ngoài, dùng chung những vật dụng với những thành viên khác trong gia đình.

Cấp độ 2: Tay chân miệng thể trung bình

Cấp độ 2 xuất hiện sau 48 giờ phát bệnh tay chân miệng, lúc này trẻ không chỉ mắc bệnh tay chân miệng mà còn có dấu hiệu bội nhiễm những virus khác, xuất hiện những biến chứng thần kinh và tim mạch nhẹ.

Đặc điểm thông thường thì trẻ chuyển sang cấp độ 2 của bệnh tay chân miệng là việc uể oải, ngủ nhiều và lười vận động. Tay chân thường xuyên run rẩy, có những dấu hiệu suy thần kinh và hệ hô hấp.

Bệnh tay chân miệng độ 2A

Bé giật mình với tần suất 2 lần trong vòng 30 phút mà không do bất kỳ tác động nào bên ngoài. Bé sốt cao hơn 39 độ và kéo dài không dứt dù đã dùng thuốc hạ sốt. Bé nôn mửa khi ăn và mắt trở nên lừ đừ, không muốn hoạt động. Ban đêm bé không ngủ được, ngoài giật mình thì bé con quấy khóc liên tục, khoảng 20 phút 1 lần. Theo những bác sĩ thì đây là dấu hiệu nhiễm độc thần kinh dạng nhẹ.

Bệnh tay chân miệng độ 2B

Ở mức độ 2B của bệnh tay chân miệng lại chia thành 2 nhóm, trẻ có thể xuất hiện đồng thời các biến chứng ở 2 nhóm hoặc riêng lẻ ở từng nhóm.

Nhóm 1: trẻ giật mình với tần suất nhiều hơn, mạch đập nhanh trên 120 lần/phút kể cả khi không cử động, ngủ gà khó tỉnh dậy.

Nhóm 2: mạch trẻ vẫn đập nhanh trên 150 lần/phút kèm theo những triệu chứng co giật, tứ chi run rẩy khó kiểm soát, mắt lác, giọng nói thay đổi, mẹ gọi không phản ứng, cơ thể rất yếu.

Đây là biểu hiện của chứng liệt thần kinh sọ, với 39% gây viêm não và 13% gây viêm màng não. Kể từ cấp độ 2 trẻ phải được điều trị nội trú trong bệnh viện với sự giám sát của bác sĩ. 

Từ cấp độ 2 mẹ nên đưa bé nhập viện để bác sĩ điều trị kịp thời

Mức độ 3: Tay chân miệng thể nặng

Với những trẻ mắc bệnh tay chân miệng mức độ thì có thể trẻ đã nhiễm gây Enterovirus 71. Nhóm virus gây bệnh tay chân miệng này nguy hiểm và gây những biến chứng nặng như suy tuần hoàn, viêm sưng não suy hô hấp, hôn mê sâu.

Mạch đập nhanh trên 170 lần/phút khi trẻ không vận động, tuy nhiên không có sốt. Một số trường hợp ngược lại thì mạch đập chậm, là dấu hiệu sắp chuyển qua cấp độ 4. Huyết áp trẻ răng nhanh, vã mà hôi trong khi toàn thân lạnh. Sau khoảng vài giờ thì trẻ có dấu hiệu thở nhanh, thở bất thường, thở khò khè, thở rít thanh quản và đôi lúc ngưng thở. 

Rối loạn tri giác với điểm đánh giá glasgow < 10 điểm.và có dấu hiệu tăng trương lực cơ. Lúc này trẻ phải được chuyển sang đơn vị hồi sức tích cực của bệnh viện và được điều trị khẩn cấp.

Mức độ 4: Nguy cấp

Đây là mức độ nguy hiểm nhất với phần trăm tử vong cao, khi trẻ suy hô hấp và tuần hoàn nặng với những biểu hiện như sốc hô hấp, cấp, tím tái với độ bão hòa SpO2 dưới 92%, tình trạng ngưng thở xảy ra với tần suất cao hơn, huyết áp và mạch đập chuyển về mức 0. Nếu trẻ không được điều trị thời dễ dẫn đến nguy cơ bị bại liệt, tê liệt hoặc viêm não và xấu nhất là tử vong. Lúc này ba mẹ không nên quá tuyệt vọng vì các bác sĩ cấp cứu sẽ làm hết sức để cứu sống trẻ.

Với những biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng thì mẹ nên phối hợp cùng bác sĩ để chữa khỏi cho trẻ khi còn trong cấp độ 1. Hơn 90% trẻ sẽ được chữa khỏi bệnh nếu được phát hiện bệnh sớm và điều trị và chăm sóc đúng cách tại nhà sau 8-10 ngày. 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *