Căn bệnh u não ác tính có chữa được không?

U não ác tính có chữa được không hiện đang nỗi lo lắng của nhiều người do mức độ nguy hiểm mà nó mang lại. Tuy nhiên, với nên y học hiện đại ngày nay, u não ác tính không còn là án tử cho những người không may mắc phải căn bệnh này.

U não ác tính được biết là một căn bệnh nguy hiểm với những tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương ảnh hưởng đến cuộc sống thậm chí là cả tính mạng của người bệnh. Não bộ là bộ phận quan trọng bậc nhất điều khiển mọi hoạt động sống của con người, vì thế khi mắc phải căn bệnh nguy hiểm này đa phần mọi người đều rất lo lắng cho việc u não ác tính có chữa được không. 

Thế nào là u não ác tính

U não là tình trạng trong não xuất hiện các khối mô được tạo ra bởi các tế bào tăng trưởng nhanh bất thường. Khối u não có thể là lành tính và cũng có thể là ác tính.

U não ác tính khác với u não lành tính ở việc bản thân u não ác tính có những tế bào ung thư, có thể xâm lấn mô lành và đôi khi có hiện tượng di căn đến những vùng khác. U não ác tính có tính chất phát triển rất nhanh, khiến cho cuộc sống và sinh mạng con người gặp nhiều nguy hiểm. Từ thời điểm phát hiện bệnh, u não ác tính sẽ dễ trở nên trầm trọng trong thời gian ngắn hơn. Chính vì vậy, câu hỏi u não ác tính có chữa được không chính là nỗi lo lắng của bao người mang căn bệnh này.

U não ác tính nguy hiểm như thế nào?

Theo Hội Ung thư não Mỹ, có hơn 120 loại khối u não và hệ thần kinh trung ương, từ lành tính đến ác tính. U màng não (meningioma) đa phần là lành tính và hầu hết bệnh nhân sẽ tiếp tục sống bình thường còn u nguyên bào đệm (glioblastoma) là loại u não ác tính phổ biến nhất và nguy hiểm nhất ở người lớn. Tỷ lệ sống thêm trung bình là khoảng 15 tháng.

Tất cả các khối u đều phải được điều trị vì não nằm trong một không gian giới hạn không thể nới rộng được. Ngay cả một khối u “lành tính” cũng có thể chèn ép và làm tổn thương mô não xung quanh. Chính vì thế đừng hỏi u não ác tính có chữa được không mà còn phải điều trị triệt để tất cả các khối u có trong não để đảm bảo cơ hội sống và phục hồi chức năng cho con người.

Dấu hiệu bệnh u não ác tính

U não ác tính có chữa được không trên thực tế, các triệu chứng u não diễn ra khá mờ nhạt và khó nhận biết. Đây là lý do đa số người bệnh đều đến gặp bác sĩ khi bệnh đã chuyển nặng. Quá trình điều trị vì thế mà gặp không ít khó khăn. 

Các dấu hiệu u não ác tính thường bắt đầu từ việc đau đầu và tê chân tay

Các dấu hiệu thường thấy ở bệnh nhân bị u não:

  • Đau đầu ngày càng tăng.
  • Yếu tê tay chân, gặp các vấn đề về giữ thăng bằng.
  • Thay đổi thị lực.
  • Động kinh.
  • Dễ kích động, thay đổi trạng thái tinh thần.

Thông thường, người mắc bệnh u não thường có các triệu chứng trên. Tuy nhiên đối với u não ác tính, các triệu chứng trên thường mãnh liệt và rõ ràng hơn. Với các dấu hiệu trên, dễ dàng nhận thấy được sự thay đổi trong cuộc sống của người bệnh. Lúc này cần được thăm khám để có thể xác định được người bệnh có thật sự mắc các khối u não nói chung và các khối u não ác tính nói riêng.

U não ác tính có chữa được không?

U não ác tính là một căn bệnh nguy hiểm không ai mong muốn, tuy nhiên với trình độ khoa học kỹ thuật hiện tại cùng với việc phát hiện sớm bệnh đã có thể điều trị căn bệnh này. Câu hỏi u não ác tính có chữa được không cũng phải tùy vào việc phát hiện sớm ở giai đoạn đầu và được điều trị tích cực, đúng hướng. Tỉ lệ sống sau năm năm đối với những người trẻ từ 20-44 tuổi được cho là cao nhất và thấp hơn ở những người trên 55 tuổi.

Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tùy vào từng trường hợp, loại u não (ung thư não tế bào hình sao, ung thư não tế bào ít nhánh, u màng não thất…); tuổi tác; giai đoạn bệnh… mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể.

Các phương pháp điều trị u não ác tính

Với trình độ y học ngày nay, câu trả lời cho u não ác tính có chữa được không đã không còn là nỗi ám ảnh cho những người không may mắc phải. Với sự can thiệp của y học cùng với việc tầm soát ung thư giai đoạn sớm, giúp việc chữa trị các bệnh u não ác tính hiệu quả hơn.

U não ác tính có chữa được không là nỗi lo lắng của những người mang căn bệnh này

Phẫu thuật: phương pháp này nhằm làm giảm số lượng tế bào ung thư não và đồng thời cung cấp mẫu mô cho các bác sĩ bệnh học (bác sĩ kiểm tra mô dưới kính hiển vi) để chẩn đoán chính xác loại ung thư não. 

Xạ trị: thường được chỉ định sau khi đã chẩn đoán ung thư não. Xạ trị chiếu các tia năng lượng cao trực tiếp lên các khối u và mô xung quanh. Thông thường kéo dài từ 5 đến 8 tuần. Bệnh nhân có thể bị rụng tóc và hôn mê trong thời gian điều trị.

Hóa trị: không phải luôn luôn được sử dụng. Bệnh ung thư não tiến triển nhanh phản ứng tốt hơn với hóa trị liệu so với ung thư não tiến triển chậm. Những bệnh nhân bị tái phát sau khi phẫu thuật và xạ trị, hoặc bệnh nhân ung thư không phản ứng tốt với xạ trị có thể cân nhắc tiến hành hóa trị. Thuốc hóa trị có thể uống hoặc tiêm.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *