Giảm cân, bảo vệ sức khỏe với chế độ ăn cân bằng pH

đúng nghĩa chính là kiểm soát thực phẩm theo tỷ lệ 70% kiềm và 30% acid. Dù đây không phải là một phương pháp mới nhưng ăn theo cân bằng pH vẫn được nhiều sự quan tâm.

Mọi loại thực phẩm sau khi tiêu hóa đều sẽ để lại tàn dư trong dạ dày trước khi được chuyển hóa thành năng lượng phục vụ các hoạt động thường ngày của cơ thể. Thức ăn có nguồn gốc càng tự nhiên càng để lại ít tàn dư, tức quá trình được tiêu hóa và chuyển hóa thành dưỡng chất tốt hơn. Tùy vào thể trạng của mỗi người mà tàn dư có thể tồn tại trong cơ thể từ 4 – 50 tiếng.

Tùy thuộc vào tính chất của mỗi loại tàn dư sẽ quyết định thực phẩm đó mang tính acid hay tính kiềm. Và mục tiêu của chế độ ăn kiêng cân bằng pH chính là giữ sự cân bằng bên trong cơ thể, để tàn dư trung hòa lẫn nhau và được tiêu hóa tốt hơn, tăng cường tốc độ trao đổi chất. 

Khi cơ thể có khả năng trao đổi chất tốt sẽ giảm cân nhanh hơn, tiêu hao năng lượng hiệu quả hơn, đồng thời cũng có thể thải độc tốt hơn.

Muốn duy trì chế độ ăn uống cân bằng pH, thì bạn phải biết phân biệt thực phẩm nào mang tính acid, thực phẩm nào mang tính kiềm.

Thực phẩm mang tính acid

Không phải những món ăn có vị chua nghĩa là chúng mang tính acid. Như các loại quả họ cam quýt tuy có vị chua nhưng sau khi tiêu hóa lại tạo ra tính kiềm. 

Thực phẩm mang tính acid ở đây là nói đến những nguyên liệu chứa phốt pho hoặc lưu huỳnh. Chúng sẽ được chuyển hóa thành acid trong quá trình trao đổi chất. một số loại thực phẩm mang tính acid chúng ta thường dùng là cà phê, nước ngọt có ga, đồ uống có cồn, thịt, trứng, chế phẩm từ sữa…

Thực phẩm mang tính kiềm

Thực phẩm mang tính kiềm được định nghĩa là những loại có chứa nhiều canxi, magie, kali. Các loại hạt, đỗ, đậu, rau gia vị là những thực phẩm mang tính kiềm cao.

Làm sao  biết cơ thể đã cân bằng pH hay chưa?

Thực tế, để biết cơ thể bạn đã cân bằng pH hay chưa thì chỉ cần mua giấy quỳ tím ở hiệu thuốc về thử độ pH. Bạn có thể chọn thử độ pH của nước tiểu hoặc nước bọt. Thời gian thích hợp để thử chính là khoảng 2 giờ đồng hồ sau khi ăn. Nếu độ pH ở mức 6.5 – 7.5 nghĩa là cơ thể bạn đã có độ pH cân bằng đạt yêu cầu.

Thông thường, mọi người hay ăn nhiều thực phẩm có tính acid, để giảm tính acid và tăng tính kiềm trong cơ thể, hãy áp dụng một số lưu ý sau:

  • Hạn chế ăn quả lựu, dứa và mâm xôi, hạn chế rau củ đông lạnh, rau củ đóng hộp hoặc rau củ muối (dưa muối, kim chi).
  • Hạn chế ăn các loại nước sốt như mayonnaise, sốt miso, tương cà chua, bơ lạc.
  • Hạn chế ăn đường và mật ong.
  • Uống sữa đậu nành thay cho sữa bò, ăn thêm nhiều dầu vừng, hạt vừng và thì là.

Bảng phân loại xu hướng tính chất thực phẩm.

Tham khảo thực đơn cân bằng pH

Bữa sáng:

Sinh tố dưa chuột và cà chua

Nguyên liệu:

  • 1 quả dưa chuột nhỏ
  • 1 cọng cần tây
  • 4 quả cà chua
  • 1 quả chanh, vắt lấy nước
  • 1/2 quả ớt
  • Một chút muối, tiêu
  • Nước đá

Cắt nhỏ các loại rau củ, rồi cho tất cả các nguyên liệu vào máy xay sinh tố, xay đến khi nhuyễn đều là uống được.

Sinh tố cà chua, dưa leo, cần tây và chanh.

Bữa trưa: 

Salad cà rốt, lựu và thì là

Nguyên liệu (đủ 2 phần ăn):

  • 1 quả lựu, tách lấy hạt
  • 3 thìa nước chanh
  • 5 thìa nước cam
  • 1 thìa dầu olive nguyên chất
  • 1,5 chén cà rốt bào nhỏ
  • 1 cọng thì là, cắt nhỏ
  • Muối, tiêu

Trộn các thành phần với nhau rồi ăn ngay để thưởng thức vị tươi ngon.

Súp cà rốt với nấm tươi

Nguyên liệu (đủ 2 phần ăn):

  • 4 củ cà rốt cỡ vừa
  • 4 củ khoai tây cỡ vừa
  • 10 cây nấm hương loại to
  • 1/2 củ hành tây trắng
  • 2 thìa dầu olive
  • 3 chén nước rau luộc
  • 2 thìa rau mùi tây, cắt nhỏ
  • Muối, tiêu

Thực hiện:

  • Rửa sạch cà rốt, khoai tây, gọt vỏ, cắt nhỏ
  • Đun nóng nước rau luộc rồi bỏ khoai tây và cà rốt vào, đun 15 phút
  • Trong khi chờ đợi, cắt nhỏ hành tây rồi ngâm trong dầu olive khoảng 3 phút
  • Rửa sạch nấm hương, cắt miếng vừa ăn rồi bỏ vào chảo cùng hành tây, đun thêm 5 phút
  • Cho tất cả các thành phần vào máy xay, xay nhuyễn, bỏ thêm rau mùi tây, muối, tiêu. Ăn nóng.

Món súp cà rốt thêm nấm tươi và các loại rau gia vị.

Bữa tối:

Khoai lang nghiền

Nguyên liệu (có thể chia làm nhiều lần ăn):

  • 6 củ khoai lang cỡ lớn
  • 2 chén nước cốt dừa (nên tự vắt lấy nước cốt dừa, không nên dùng loại đóng hộp)
  • 1 thìa dầu olive nguyên chất
  • 1 thìa muối tinh
  • Chút xíu tiêu
  • 1/2 thìa bột cà ri

Thực hiện:

  • Rửa sạch khoai lang, thái nhỏ rồi luộc khoảng 20 phút
  • Cho khoai vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn rồi trộn thêm các nguyên liệu còn lại.

Ngoài ra, cách đơn giản nhất để cân bằng độ pH trong cơ thể chính là uống một ly nước chanh mỗi sáng. Chỉ cần 1/4 quả chanh tươi pha vắt vào một cốc nước đầy (khoảng 200 – 250ml), không thêm đường hay mật ong, vậy là bạn đã tăng được tính kiềm, đồng thời lại hỗ trợ lọc sạch hệ tiêu hóa và bổ sung nhiều nước cho cơ thể.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *