Cách chăm sóc mẹ bầu bị thiếu ối

Nước ối đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của thai nhi và những rối loạn thiếu ối sẽ ảnh hưởng rất xấu và dễ gây ra dị tật thai kỳ. Cùng tìm hiểu những cách chăm sóc mẹ bầu thiếu ối qua bài viết sau.

Mẹ bầu bị thiểu ối phải làm gì để bảo vệ sức khỏe con và chính bản thân mình. Hãy cùng tìm vấn đề này qua bài viết sau.

Điều trị chăm sóc tại nhà với những trường hợp nhẹ

Để hạn chế bị thiếu ối, mẹ bầu có thể dùng thêm những loại nước trái cây giúp tăng lượng nước ối như:

Nước mía

Mẹ có thể thay đổi đa dạng các loại nước để đỡ nhàm chán, và nước mía lành tính nên mẹ có thể chọn để thay thế các loại nước khác để tăng ối. Trong nước mía có chứa canxi, magie, kali, sắt, các loại vitamin A, B, C, đồng thời trong đó có chứa gần 30 axit hữu cơ vừa tăng lượng nước ối vừa tăng cường hệ miễn dịch của mẹ bầu, cung cấp các chất chống oxy hóa. Tuy nhiên hàm lượng đường trong nước mía khá cao nên nếu mẹ uống quá nhiều sẽ dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Vì thế nếu thiếu ối, mỗi tuần mẹ uống một ly nước mía.

Nước dừa

Không chỉ thức uống giải khát được yêu thích mà nước dừa còn giúp bé tăng cân nhanh trong những tháng cuối đồng thời trị thiếu ối, ốm nghén rất hiệu quả. Bổ sung nước dừa vào thực đơn hằng ngày để bổ sung thêm clorua, kali, magie, đường, muối, protein trong cơ thể, tăng nước ối đồng thời ổn định huyết áp và ngừa được nhiều biến chứng sản khoa nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ không nên uống nhiều nước dừa trong 3 tháng đầu thai kỳ và ban đêm (vì nước dừa chứa chất điện giải dễ làm mẹ bị choáng, run rẩy tay chân, lạnh bụng…).

Nước dưa gang

Dưa gang với hàm lượng nước cao với hơn 95% nước, 0.3% đạm, 3.7% tinh bột, 0.4% chất xơ, và các vitamin A, B, C cùng các khoáng chất giúp bổ sung dinh dưỡng cho màng ối, lọc ối đồng thời giúp bạn tạo thêm nhiều nước ối.

Các loại nước ép trái cây

Những loại nước ép trái cây là một trong những loại nước uống dinh dưỡng tốt cho bà bầu, cung cấp vitamin C và folate, sắt và kẽm cùng những chất quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ.

Vì thế mẹ nên bổ sung những loại nước ép từ cam, chanh, ổi, bưởi hoặc nước ép và cà rốt, đây là một phương pháp tự nhiên chống lại tình trạng thiếu nước ối đồng thời thúc đẩy chức năng cơ thể, làm sạch gan và giải độc cho cơ thể, tăng cường hoạt động của tuyến giáp và giúp cho sự phát triển của thai nhi.

Uống thêm sữa bầu

Khi mang thai bác sĩ khuyến khích mẹ nên uống thêm sữa bầu để tốt cho ối

Khi mang thai bác sĩ khuyến khích mẹ nên uống thêm sữa bầu vì đây là sản phẩm bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ và thai nhi phát triển khỏe mạnh trong suốt thai kì, không những thế còn giúp tăng lượng nước ối một cách hiệu quả.  Mẹ nên chọn những loại sữa bầu có hương vị, mùi vị hợp khẩu vị và chứa nhiều hàm lượng chất mẹ còn thiếu. Đây là một cách được khuyến nghị cao giúp lượng nước ối tăng lên đáng kể và cũng giúp thai nhi phát triển tối ưu.

Bổ sung nước lọc đầy đủ

Nước lọc vẫn là quan trọng nhất trong thai kỳ, không những tăng lượng nước ối mà còn giúp đảm bảo cơ thể của mẹ luôn đủ nước. Mỗi ngày, mẹ bầu nên uống ít nhất 8-10 ly nước tương đương với khoảng 2-2,5 lít, đặc biệt là sau mỗi lần vận động cơ thể hoặc trong những ngày thời tiết nắng nóng. Nên uống nước đều đặn cả ngày chứ không nên chờ đến khi khát mới uống, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài ra mẹ cũng cần tránh những loại nước lợi tiểu như trà râu ngô, trà xanh, cà phê sẽ khiến mẹ đi tiểu nhiều, dẫn tới nguy cơ thiếu nước ối cao. 

Thăm khám bác sĩ thường xuyên để thực hiện siêu âm tiền sản nhằm khảo sát và phát hiện các bất thường của nước ối, về thể tích và cả màu sắc. Bạn sẽ được tư vấn và truyền ối trong trường hợp nước ối quá ít. 

Thăm khám bác sĩ để phát hiện sớm những biến chứng

Khi thai chưa đủ tháng

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhằm cải thiện tuần hoàn tử cung – rau thai nhằm cố gắng giữ thai phát triển đều trên 35 tuần.

Nằm ngủ nghiêng về bên trái để giúp những mạch máu tử cung lưu thông tốt hơn tạo điều kiện cho hệ tuần hoàn của thai nhi hoạt động bình thường, phần nào cải thiện được nước ối.

Thực hiện những bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp tăng lưu lượng tuần hoàn máu trong tử cung, nhau thai và tăng chỉ số chất lỏng trong bọc ối.

Với những trường hợp xuất hiện dị dạng thai nhi cần thăm khám bác sĩ để quyết định điều trị giữ thai hay đình chỉ thai nghén.

Dùng thuốc hỗ trợ trưởng thành phổi thai nhi.

Thăm khám bác sĩ để phát hiện sớm những biến chứng thiếu ối

Khi thai đủ tháng

Nếu thai đủ tháng và đang thiếu yếu thì mẹ bầu cần được theo dõi monitoring. Thực hiện test đả kích thể theo dõi nhịp tim thai nhi, nếu nhịp tim chậm hoặc Dip biến đổi thì cần chỉ định mổ lấy thai.

Trường hợp thứ hai khi tim thai vẫn trong giới hạn bình thường thì cần đánh giá thêm chỉ số Bishop để có chỉ định khởi phát chuyển dạ.

Trong khi chuyển dạ

Thiểu ối trong khi chuyển dạ làm tăng nguy cơ suy thai và đẻ khó vì nước ối trong giai đoạn này giúp bôi trơn tử cung và giúp thai nhi ở đúng ngôi và sinh ra dễ hơn. Thiếu ối khi sinh sẽ chèn ép dây rốn và thai khó bình chính tốt trong chuyển dạ. Vì vậy, cần phải theo dõi sát các yếu tố chuyển dạ để có tiên lượng và xử trí kịp thời.

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *